Muốn kem chống nắng phát huy hiệu quả, bạn cần phải quan tâm đến cả hai yếu tố. Đó là chọn lựa và dùng kem chống nắng đúng cách. Có khá nhiều bạn mắc phải sai lầm trong quá trình này, khiến việc bôi kem chống nắng trở nên vô ích.
Sai lầm 1: “Thần thánh hóa” SPF, Broad spectrum và Water resistant
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), chúng ta đều nên chọn kem chống nắng có đủ 3 yếu tố sau:
Về SPF
Thứ nhất, chỉ số SPF từ 30 trở lên. Dành cho những ai chưa biết, SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số chống tia UVB. Con số theo sau SPF càng cao thì khả năng chống nắng càng cao. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta cứ phải bôi SPF càng cao càng tốt.
Thứ hai, chỉ số SPF dù cao đến đâu cũng không thể bảo vệ da 100% trước tia UVB. Theo FDA, mức SPF lý tưởng là từ 30-50. Thứ hai, SPF quá cao có thể khiến cho chất kem dày lên, để lại một lớp finish không đẹp sau khi bôi. Khi thoa, làn da sẽ trở nên thiếu tự nhiên và gây cảm giác bí bách trên da.
Thứ ba, SPF chỉ biểu thị khả năng chống tia UVB. Trong khi tia UV gây hại còn có cả UVA.
Về “Broad spectrum”
“Một cú lừa” nữa chúng ta thường mắc phải, đó là nhãn “Broad spectrum” (phổ rộng). Kem chống nắng được gắn nhãn này có thể chống lại cả tia UVA và UVB. Tuy nhiên, bạn phải thật tỉnh táo và xác định rõ, là phổ rộng, nhưng rộng đến đâu. Nếu không sẽ bị các nhà sản xuất kem chống nắng “đánh lừa” đấy! Vì đôi khi kem chống nắng chỉ ngăn tia UVB và một phần bước sóng của tia UVA cũng được gắn nhãn phổ rộng rồi.
Về “Water resistant”
Thứ 3, nhãn “Water resistant” (kháng nước). Nếu thường xuyên hoạt động ngoài trời, bạn nên chọn kem chống nắng có tính kháng nước. Vì mồ hôi sẽ nhanh chóng làm trôi lớp kem trên da. Ngay cả khi bạn không tiếp xúc trực tiếp với nước. Ngoài ra, bạn cũng cần phải dùng kem chống nắng kháng nước đúng cách. Đó là bôi lại sau 40-80 phút hoặc theo thời gian hướng dẫn được in trên bao bì. Ở Mỹ, để được gắn nhãn này, kem chống nắng phải trải qua quá trình thử nghiệm nghiêm ngặt. Nhưng ở Việt Nam thì chưa chắc. Do đó, bạn cần phải kiểm tra thông tin này thật kỹ từ nhãn hàng. Tính kháng nước đã được cơ quan nào chứng minh, có qua thử nghiệm hay chưa?
Sai lầm 2: Mix kem chống nắng và các sản phẩm dưỡng da khác
Bạn nghĩ mix kem chống nắng với kem dưỡng có SPF thì sẽ càng chống nắng tốt hơn hoặc tiết kiệm thời gian? Điều này là sai trầm trọng luôn nè. Để sản xuất ra kem chống nắng, người ta đã phải cân đo và kết hợp các thành phần theo đúng chuẩn. Việc mix sản phẩm khác vào chẳng khác gì phá hủy kết cấu của kem chống nắng. Và sẽ không mang đến tác dụng chống tia UV gì cả. Nếu có thói quen này thì hãy dừng ngay từ bây giờ bạn nhé!
Sai lầm 3: Phụ nữ mang thai dùng kem chống nắng nào cũng được
An toàn là trên hết
Trong thời gian mang thai, người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi cả về bên trong lẫn bên ngoài. Và họ vẫn cần kem chống nắng để bảo vệ da trước tia UV như tất cả mọi người. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai nên chọn dùng kem chống nắng vật lý. Theo bác sĩ Nava Greenfield , Tập đoàn da liễu Schweiger, New York, kem chống nắng vật lý có các thành phần hoạt động trên bề mặt nên sẽ hạn chế việc hấp thụ vào da. Từ đó mức độ an toàn cũng được đảm bảo hơn.
“Tôi không cần biết thành phần kem chống nắng hóa học có nguy hại hay không. Tôi chỉ dựa trên khả năng lý thuyết là em bé có thể tiếp xúc với hóa chất chưa được thử nghiệm. Và điều này thì cần phải hết sức thận trọng. Do đó, bạn vẫn nên dùng kem chống nắng vật lý trong thời gian mang thai.” Bác sĩ Nava Greenfield chia sẻ.
Có một điều mà phụ nữ mang thai cũng cần lưu ý. Dùng kem chống nắng vật lý đúng là cách an toàn hơn. Tuy nhiên, đó là ở dạng kem. Vì ở dạng xịt, nguy cơ mẹ hít phải là rất cao. Khi đó, các thành phần trong kem chống nắng có thể xâm nhập vào máu, qua phổi và ảnh hưởng trực tiếp đến em bé (theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế – IARC).
Cách nhận biết kem chống nắng vật lý
Làm sao để nhận biết kem chống nắng vật lý? Hãy nhìn vào bảng thành phần.
- Nếu xuất hiện chỉ một trong hai hoặc cả hai: Zinc Oxide và Titanium Dioxide thì chính là chống nắng vật lý.
- Nếu có những thành phần như Avobenzone, Mexoryl SX, Mexoryl XL, Octisalate, Octinoxate, Oxybenzone,.. sẽ là chống nắng hóa học – loại mà phụ nữ mang thai cần tránh.
- Ngoài ra, kem chống nắng nào có bảng thành phần ở giữa hai loại trên sẽ là kem chống nắng vật lý lai hóa học. Phụ nữ mang thai cũng cần tránh loại này để đảm bảo an toàn.
Sai lầm 4: Không bôi đủ lượng kem chống nắng
Để dùng kem chống nắng đúng cách và hiệu quả, hãy chắc rằng bạn đã bôi đủ lượng kem. Vậy bao nhiêu là đủ? Theo AAD, lượng kem chống nắng lý tưởng cho cả vùng mặt và body là 1-2 oz. Mức này sẽ đủ để làm đầy 1 ly rượu nhỏ (shot glass). Rất nhiều bạn hay mắc phải sai lầm ở đây. Đó là bôi quá ít so với lượng kem chống nắng cần thiết. Khi đó, kem chống nắng sẽ chẳng mang đến tác dụng bảo vệ nào. Tia UV sẽ cứ thế mặc sức tàn phá làn da mỏng manh của bạn. Bạn đã tưởng tưởng ra hậu quả rồi chứ?
Nếu cảm thấy quá khó để ước lượng, Twins sẽ mách bạn một cách sau. Đó là layer nhiều lớp chống nắng. Cách này không những giúp đảm bảo bôi đủ lượng kem. Mà còn làm ổn định khả năng chống nắng của sản phẩm. Giống như khi trời lạnh, mặc nhiều lớp áo sẽ giúp bạn giữ ấm tốt hơn vậy đó.
Ngoài ra, “bôi đủ” ở đây còn là “đủ” trên mọi vùng da của cơ thể. Theo FDA, những vùng da hay bị bỏ qua khi thoa kem chống nắng bao gồm: Tai, mũi, môi, vùng da sau cổ, bàn tay, đường chân tóc bên trán, đỉnh bàn chân và vùng da đầu chỗ tóc thưa hoặc hói. Bạn thử nhớ lại xem mình có bỏ sót vùng nào trong số đó không nè? Và hãy bắt đầu bảo vệ chúng ngay từ bây giờ nhé!
Sai lầm 5: Bắt buộc phải bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 tiếng
“Bạn cần thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 tiếng. Dù cho SPF đang dùng là bao nhiêu.” Câu này bạn nghe nhiều rồi đúng không. Tuy nhiên, sự thật thì không hoàn toàn là vậy. Với kem chống nắng hóa học, điều này là đúng. Nhưng với kem chống nắng vật lý thì chưa chắc. Về cơ bản, kem chống nắng vật lý là một lớp màng trên bề mặt da. Nên chỉ mất tác dụng khi màng chắn này bị trôi đi. Do đó, nếu ở trong mát cả ngày, bạn không cần phải cứ mỗi 2 tiếng là phải bôi lại đâu. Còn những người tiếp xúc với nắng nhiều, đôi khi cứ mỗi 1 tiếng là phải thoa lại rồi đấy. Nói chung, bạn cứ tùy vào điều kiện ánh nắng và các yếu tố khác mà linh hoạt nha.
Bạn cũng cần lưu ý, kem chống nắng hóa học sẽ mất khoảng 15-20 phút để phát huy tác dụng. Do đó hãy bôi kem chống nắng hóa học ít nhất 15 phút trước khi ra ngoài. Còn kem chống nắng vật lý sẽ hoạt động ngay trên da sau khi bôi. Bạn chỉ cần đảm bảo việc thoa đủ và thoa lại theo hướng dẫn.
Bài viết liên quan
- CÁCH CHĂM SÓC DA TỔN THƯƠNG MÀ BẠN GÁI NÀO CŨNG CẦN BIẾT!
- BẤT NGỜ VỚI BÍ QUYẾT LÀM ĐẸP TỪ TRÁI BƠ
- SẸO RỖ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
- TẠI SAO PHẢI TẨY DA CHẾT THƯỜNG XUYÊN?
- KEM CHỐNG NẮNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- HỎI ĐÁP VỀ KEM CHỐNG NẮNG
- NÁM DA VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ NÁM HIỆU QUẢ
- BẠN ĐÃ BIẾT VỀ CẤP ẨM VÀ KHÓA ẨM
- CÔNG DỤNG LÀM ĐẸP TỪ HOA CÚC CALENDULA KHÔNG THỂ BỎ QUA
- RAU MÁ – THÀNH PHẦN DƯỠNG DA THẦN KỲ TỪ THIÊN NHIÊN