Đặc điểm tế bào da

Da là cơ quan bao bọc toàn bộ lớp bên ngoài của 1 cơ thể. Đây là cơ quan lớn nhất, chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Trong da bao gồm 70% là nước, 25% protein và 2% lipit. Trong tế bào da bao gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì, hạ bì và các phần phụ của da.

1. Đặc điểm tế bào da

Tổng bề mặt da của một người trưởng thành là từ 4 – 6 m2. Da gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì, hạ bì và các phần phụ của da. Trong đó:

1.1 Thượng bì

Thượng bì hay còn gọi là biểu bì. Đây là lớp ngoài cùng ở da.

Các lớp thượng bì không có mạch máu nhưng chúng được nuôi dưỡng bởi các mạch máu ở lớp trung bì. Độ dày trung bình của lớp biểu bì là 0,5 – 1 mm tuy nhiên có thể dày hoặc mỏng hơn do phụ thuộc vào từng da của từng vị trí trên cơ thể. Trong đó phần biểu bì mỏng nhất là ở vùng quanh mắt, dày nhất là ở phần da ở lòng bàn chân và lòng bàn tay.

Thượng bì được thành 5 lớp: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng và lớp sừng.

Lớp sừng

Lớp sừng là lớp ở trên cùng, các tế bào dẹt hoàn toàn, màng bào tương dầy, nhân biến mất.

Hầu hết tế bào có trong lớp biểu bì là keratinocytes bắt nguồn từ các tế bào ở sâu nhất ở lớp biểu bì hay còn gọi là lớp đáy. Các tế bào sừng mới được tạo ra sẽ di chuyển về phía bề mặt của lớp biểu bì. Khi các tế bào sừng đã tới bề mặt da, chúng sẽ dần dần bị sừng hóa và tróc ra khỏi da sau đó được thay thế bởi các tế bào mới hơn. đây được gọi là quá trình sừng hóa ở da.

Tại sao da của bạn khô hoặc dầu hơn sau khi có con?

Lớp sáng

Lớp này chỉ xuất hiện ở các khu vực lòng bàn tay, bàn chân. Lớp sáng nằm ở trên lớp hạt bao gồm những tế bào trong, thuần nhất, không có nhân, dẹt, xếp thành 2 hoặc 3 hàng.

Các tế bào này chứa chất eleidin, hình thành do hoá lỏng các hạt sừng trong chứa nhiều nhóm disulfit.

Lớp hạt

Các tế bào của lớp hạt bao gồm từ 3- 4 hàng, chúng có hình dẹt, nằm trên lớp gai. Trong bào tương chứa các hạt sừng keratohyalin. Khi xuất hiện hạt sừng keratohyanlin nghĩa là quá trình sừng hoá bắt đầu.

Bề dày của lớp hạt sẽ phụ thuộc vào mức độ sừng hóa. Lớp hạt sẽ dầy ở những nơi có lớp sừng dày.

Lớp gai

Tế bào gai nằm trên lớp đáy, có từ 5 -10 hàng tế bào. Các tế bào lớp gai nằm sát nhau, nối với nhau bằng các cầu nối bào tương, rõ rệt hơn ở lớp đáy.

Các tế bào gai cũng có khả năng sinh sản bằng gián phân. Hoạt động gián phân của lớp đáy và lớp gai đều mạnh mẽ và liên tục. Trong khoảng thời gian từ 19-20 ngày thượng bì của con người sẽ được đổi mới một lần.

Lớp đáy

Ở lớp đáy có 2 tế bào là tế bào đáy hay còn gọi là tế bào sinh sản và tế bào sắc tố.

Lớp biểu bì có chứa các tế bào tua (langerhans), đây là một phần của hệ miễn dịch trên da. Chúng có tác dụng ngăn chặn các chất lạ xâm nhập vào da.

Tình trạng da trên lớp biểu bì sẽ phản ánh 1 cách chính xác sức khỏe của làn da xem có được đủ độ ẩm không.

cấu trúc da

1.2 Trung bì

Lớp trung bì là lớp ở giữa trong cấu tạo da. Đây là lớp da dày nhất, có chứa nhiều collagen và eslatin giúp cho da có độ đàn hồi và dẻo dai hơn. Trong đây có chứa nhiều protein quan trọng với collagen chịu trách nhiệm trong hỗ trợ cấu trúc da và elastin giúp phục hồi làn da.

Trung bì gồm tế bào xơ hình thoi có tác dụng làm da lên sẹo. Tổ chức bào hình thoi hoặc hình sao, nó có thể biến thành đại thực bào đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Tương bào tham gia quá trình chuyển hoá heparin, histamin.

Lớp trung bì cũng chứa dây thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông và mạch máu.

Dây thần kinh ở lớp trung bì sẽ phản ánh, biết cảm giác đau, kích ứng, nhiệt độ cao hay áp suất lớn. Ở một số vùng da nhất định như đầu ngón tay, ngón chân sẽ có nhiều dây thần kinh hơn so với vùng khác nhạy cảm hơn khi chạm vào.

Tuyến bã nhờn tiết ra dầu nhờn giúp giữ được độ ẩm và bảo vệ da. Khi tuyến bã nhờn tiết ra quá ít dầu đặc biệt đối với người cao tuổi sẽ gây ra tình trạng da bị khô và dễ tạo thành nếp nhăn. Ngược lại, khi tuyến bã nhờn tạo ra nhiều ở độ tuổi tuổi dậy thì sẽ dễ dẫn tới mụn trứng cá.

Các nang lông tóc tạo ra lông ở khắp cơ thể. Lông trên da có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bảo vệ khỏi các chấn thương từ tác nhân bên ngoài.

Các mạch máu giúp cung cấp dinh dưỡng cho da và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cao sẽ làm mạch máu giãn to ra và cho phép một lượng máu lớn lưu thông gần bề mặt da để giảm nhiệt và khi trời lạnh các mạch máu sẽ co lại giúp giữ ấm cơ thể.

Ở mỗi vị trí khác nhau số lượng dây thần kinh, nang lông hay các tuyến bã nhờn cũng sẽ thay đổi khác nhau.

Collagen

1.3 Lớp hạ bì

Lớp hạ bì nằm dưới lớp trung bì, chứ mô liên kết và phân tử chất béo nên lớp hạ bì chính là lớp mỡ dưới da. Lớp bì giống như 1 lớp đệm giúp bảo vệ và cách nhiệt các mô bên dưới da khỏi các chấn thương cơ học và nhiệt độ.

Lớp mỡ dưới da sẽ thay đổi độ dày ít hay nhiều tùy vào từng bộ phận trên cơ thể.

Trong quá trình lão hóa sẽ khiến mất đi mô mỡ dưới da khiến xuất hiện tình trạng da bị nhăn và các dấu hiệu lão hóa da khác.

Có nhiều bệnh liên quan tới da, trong đó có tế bào hắc sắc tố hay còn gọi là u hắc tố bào – 1 dạng của ung thư da. U hắc tố bào có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào ở trên cơ thể. Ban đầu là một thương tổn da giống như một nốt ruồi hay tàn nhang, đường kính chỉ vài milimet, nhưng sau đó vùng này tăng trưởng nhanh dần. Ban đầu là lớp da phẳng sau đó trở nên dày và gồ lên. Một số trường hợp có ngứa hay đau kèm theo. Khi thương tổn tiến triển có thể dễ chảy máu.

Một trong những yếu tố chính gây u hắc tố bào đó do tiếp xúc da trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào những thời điểm nắng cực độ như giữa trưa. Vì vậy cần chú ý phòng ngừa và giảm tiến triển của u hắc tố bào:

-Hạn chế tiếp xúc ánh sáng mặt trời, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều

-Cần đội nón rộng vành, che chắn da cẩn thận bằng cách mang khẩu trang vải sẫm màu, kính râm, sử dụng kem chống nắng đúng cách.

-Thường xuyên theo dõi sự xuất hiện và tiến triển của các vết thương tổn da hay những nốt ruồi mọc bất thường trên cơ thể.

-Đi khám và kiểm tra da định kỳ với bác sĩ da liễu nếu thất bất thường trên da.

Bài viết liên quan